Hợp tác khoa học của các tổ chức nghiên cứu Pháp được nuôi dưỡng từ một lịch sử với rất nhiều các sáng kiến, nhiều đối tác lớn của quan hệ tin tưởng thấm nhuần qua hàng thập kỉ hợp tác, gắn kết nghiên cứu và đào tạo, và góp phần vào sự phát triển.

Hoạt động của các Viện nghiên cứu Pháp tại Việt Nam

Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu Nông nghiệp vì sự Phát triển (CIRAD), hoạt động tại Việt Nam từ hơn 20 năm nay, thông qua các cơ quan đối tác về chăn nuôi, trồng trọt, thú y và dịch tễ, an toàn và chất lượng vệ sinh thực phẩm, nông nghiệp sinh thái, quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên hay về khoa học thông tin và truyền thông.

Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) hoạt động tại Việt Nam từ năm 1991 trong các lĩnh vực môi trường, tài nguyên, khoa học xã hội và y tế. Các hoạt động nghiên cứu bắt ngồn từ những hợp tác giữa các cán bộ nghiên cứu IRD và các đối tác, đã được những cán bộ nghiên cứu IRD hiện đang công tác tại các Viện nghiên cứu Việt Nam (hiện tại có khoảng 20 cán bộ) và các chuyên gia sang công tác thực hiện.

Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia (CNRS), có văn phòng đặt tại Singapore là văn phòng đại diện cho khu vực gồm 10 nước ASEAN, làm việc cùng với Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam (VAST) nhờ vào rất nhiều các cơ quan nghiên cứu quốc tế .

Viện Pasteur đã được quốc gia hóa và gồm 3 viện thành viên của Nhà nước Việt Nam: Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội, Viện Pasteur Nha Trang.

Thành lập năm 1900 tại Sài Gòn, Trường Viễn đông Bác cổ  (EFEO) có cơ sở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ kép:  thứ nhất là cho ra đời các sản phẩm khoa học, làm tăng giá trị nghiên cứu và đào tạo các cán bộ nghiên cứu tương lai, thứ 2 là bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể.

Các chương trình song phương và đa phương hỗ trợ nghiên cứu

Viện Pháp tại Việt Nam – Đại sứ quán Pháp, cùng phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam đã thực hiện Chương trình Hubert Curien (PHC) Hoa Sen Lotus, với mục đích phát triển hợp tác khoa học và công nghệ mới xuất sắc giữa các phòng thí nghiệm nghiên cứu của Pháp và Việt Nam cũng như khuyến khích sự tham gia của các cán bộ nghiên cứu trẻ của Việt Nam.

Ở cấp độ vùng, nhằm hỗ trợ quốc tế hóa nghiên cứu của Pháp, khuyến khích hỗ trợ hợp tác khoa học Pháp và tăng cường sự cộng tác ở cấp độ cao với các cộng đồng khoa học châu Á, Pháp đã thực hiện chương trình STIC và BIO-Asie.

Chương trình STIC-Asie vùng liên quan đến lĩnh vực khoa học thông tin và truyền thông (STIC), trong khi Chương trình BIO-Asie vùng liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu các chất tự nhiên, nghiên cứu đa dạng sinh học và công nghệ sinh học có thể mang lại những ứng dụng cho môi trường, sức khỏe, dược phẩm, dinh dưỡng, nông học, mỹ phẩm hoặc các năng lượng tái tạo.

Chương trình được phối hợp thực hiện với các tổ chức nghiên cứu và các trường Đại học Pháp là đối tác của Chương trình và Bộ Giáo dục, Giảng dạy đại học và Nghiên cứu (MENESR).