Làm thế nào để nói về các cuốn sách chưa đọc?

Tọa đàm – Trò chuyện về văn học Pháp :
Làm thế nào để nói về các cuốn sách chưa đọc ? – Pierre Bayard
22.11.2016 – 18h00
Thư viện L’Espace
Vào cửa tự do
Ngôn ngữ hội thảo : tiếng Việt
Diễn giả :
– Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
– Thạc sĩ ngữ văn Mai Anh Tuấn
Liệu ta có thể phát biểu một cách thoải mái, hấp dẫn về những cuốn sách mà ta chưa đọc hay không?
Câu trả lời là có, và để chứng minh, thông qua việc viện dẫn các tác giả nổi tiếng như Proust, Wilde Oscar, Valéry, Umberto Eco, Montaigne,…, Pierre Bayard đi sâu giải thích các trường hợp một cuốn sách được coi là chưa đọc: sách ta chưa biết đến, sách ta mới đọc lướt, sách ta mới nghe người khác nói đến, và sách ta đã đọc nhưng đã quên; liệt kê các tình huống ta thường rơi vào: trong các cuộc trò chuyện giao tế, trước mặt một vị giáo sư, trước mặt nhà văn, và trước mặt người ta yêu; từ đó đưa ra các cách thức ứng xử cần có: không hổ thẹn, áp đặt ý kiến cá nhân, sáng tác ra một cuốn sách mới và nói về cái tôi của chính mình.
Cuốn sách thể hiện quan điểm rất mới lạ và độc đáo của tác giả về việc đọc sách, khuyến khích người đọc tự do khám phá sách theo cách phù hợp nhất với chính mình, vượt ra ngoài những nguyên tắc đã có, để biến quá trình đọc sách thành quá trình sáng tạo của mỗi độc giả.